Sign In

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo xây dựng Nghị định Quản lý loài quý, hiếm: Tạo đột phá trong bảo tồn và phát triển kinh tế bền vững

17:36 09/05/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Ngày 9/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự thảo Nghị định quy định về quản lý loài nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm (CITES).

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nghe báo cáo về dự thảo Nghị định quy định về quản lý loài nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm (CITES). Ảnh: Khương Trung.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nghe báo cáo về dự thảo Nghị định quy định về quản lý loài nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm (CITES). Ảnh: Khương Trung.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, việc xây dựng Nghị định này không chỉ là một bước tiến quan trọng trong công tác bảo tồn thiên nhiên mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Đơn giản hóa quy trình và tăng cường hiệu quả quản lý

Bộ trưởng cho rằng, Nghị định mới sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cách thức quản lý loài nguy cấp, quý, hiếm. Với tinh thần rõ ràng, minh bạch và đơn giản hóa quy trình thủ tục, Nghị định này sẽ không chỉ thuận lợi cho tổ chức và cá nhân mà còn nâng cao hiệu quả quản lý cho các cơ quan nhà nước, từ việc thanh tra, kiểm tra cho đến việc cấp phép và xử lý vi phạm.

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong dự thảo là việc tích hợp các quy định về loài nguy cấp, quý, hiếm từ hai luật khác nhau. Việc này giúp loại bỏ sự chồng chéo, không nhất quán trong quy định trước đây và tạo ra một khuôn khổ pháp lý thống nhất, hợp lý. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý rằng, để tránh mâu thuẫn với các luật chuyên ngành như Luật Thủy sản hay Luật Bảo vệ thực vật, cần xác định rõ phạm vi điều chỉnh của Nghị định và bổ sung các điều khoản loại trừ đối với những loài đã được điều chỉnh bởi các luật này.

Nguồn động vật tự nhiên ở Vĩnh Long trước đấy rất đa dạng, phong phú nhưng do tác động của nhiều yếu tố nên dần dà nhiều loài vắng bóng. Ảnh: Minh Đảm.

Nguồn động vật tự nhiên ở Vĩnh Long trước đấy rất đa dạng, phong phú nhưng do tác động của nhiều yếu tố nên dần dà nhiều loài vắng bóng. Ảnh: Minh Đảm.

Phát triển kinh tế gắn liền với bảo tồn

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cũng khẳng định quan điểm phát triển phải song hành cùng bảo tồn. Các loài quý, hiếm nếu được nhân giống thành công, đủ điều kiện vẫn có thể đưa vào hoạt động kinh tế một cách hợp lý. Chẳng hạn, nếu một loài đã từ 200 cá thể tăng lên 500 cá thể, việc khai thác và thương mại hóa một phần không chỉ không ảnh hưởng đến bảo tồn mà còn tạo ra động lực bảo vệ lâu dài, đồng thời mang lại giá trị kinh tế.

Phân quyền linh hoạt và cải cách thủ tục

Nghị định lần này cũng sẽ cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu chi phí và thời gian thực hiện. Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh việc phân quyền linh hoạt từ Chính phủ đến các Bộ trưởng và Chủ tịch UBND các cấp sẽ giúp nâng cao tính chủ động trong công tác bảo vệ và quản lý loài quý, hiếm. Đặc biệt, các địa phương sẽ được giao nhiệm vụ cụ thể, tạo cơ hội để phát huy năng lực của họ trong việc bảo vệ thiên nhiên.

Cùng với đó, Bộ trưởng yêu cầu Nghị định cần cụ thể hóa các mục tiêu giảm 30% thủ tục hành chính, thời gian và chi phí tuân thủ. Việc này sẽ được thể hiện rõ qua các bảng biểu so sánh cụ thể giữa quy trình cũ và mới, đảm bảo tính minh bạch và khả năng đo lường.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng Nghị định khi ban hành sẽ góp phần nâng cao năng lực bảo tồn, đồng thời mở ra không gian phát triển kinh tế sinh học và kinh tế tuần hoàn, góp phần phát triển bền vững. Ảnh: Khương Trung.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng Nghị định khi ban hành sẽ góp phần nâng cao năng lực bảo tồn, đồng thời mở ra không gian phát triển kinh tế sinh học và kinh tế tuần hoàn, góp phần phát triển bền vững. Ảnh: Khương Trung.

Mở ra không gian phát triển kinh tế sinh học, kinh tế tuần hoàn và phát triển  bền vững

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, khi Nghị định được ban hành và thực thi hiệu quả, sẽ góp phần nâng cao năng lực bảo tồn loài quý, hiếm, đồng thời mở ra không gian phát triển kinh tế sinh học và kinh tế tuần hoàn, là những trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia.

Bộ trưởng khẳng định, Nghị định mới không chỉ là bước đi về mặt pháp lý mà còn là một mô hình quản lý tiên tiến, hiệu quả, lấy con người và doanh nghiệp làm trung tâm. Việc phát triển kinh tế sinh học gắn với bảo tồn sẽ tạo ra cơ hội lớn cho đất nước, đồng thời khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong bảo vệ thiên nhiên và phát triển bền vững.

Khi Nghị định được thực thi, Việt Nam sẽ có một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, giúp bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, đồng thời khai thác hợp lý tiềm năng kinh tế từ thiên nhiên, tạo ra giá trị bền vững cho cả nền kinh tế và môi trường.

 

Khương Trung

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Đừng bỏ quên tầng đất mặt khi sửa luật trồng trọt

Đừng bỏ quên tầng đất mặt khi sửa luật trồng trọt

Việc sửa đổi Luật Trồng trọt cần tiếp cận một cách toàn diện, nhằm đặt nền móng cho nền nông nghiệp hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng xanh và khai thác bền vững tài nguyên đất đai – trong đó, tầng đất mặt là một trong những yếu tố then chốt nhưng dễ bị lãng quên.

Bàn giải pháp tháo "nút thắt" trong quản lý đất đai, môi trường và phát triển nông nghiệp tại Điện Biên

Ngày 9/5, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Minh Ngân dẫn đầu đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý đất đai, môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.

Nếu không chuyên nghiệp hóa, thị trường Mỹ có thể trở thành điểm nghẽn tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Tại Hội nghị thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam – Hoa Kỳ sáng 9/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cảnh báo: nếu không chuyên nghiệp hóa sản xuất và minh bạch chuỗi cung ứng, Việt Nam có thể đánh mất lợi thế tại thị trường Hoa Kỳ – hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành.