Sign In

Hoàn thiện chính sách phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực nông nghiệp môi trường

18:15 26/04/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng Nghị định phân cấp, phân quyền, tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu quả quản lý sau khi sắp xếp chính quyền hai cấp.

Chiều ngày 26/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về việc xây dựng Nghị định quy định phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường, trong bối cảnh tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng Nghị định phân cấp, phân quyền, tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu quả quản lý sau khi sắp xếp chính quyền hai cấp. Ảnh: Khương Trung.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng Nghị định phân cấp, phân quyền, tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu quả quản lý sau khi sắp xếp chính quyền hai cấp. Ảnh: Khương Trung.

Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng cùng lãnh đạo chuyên môn của các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một trong những nội dung trọng tâm của Nghị định lần này là rà soát, xử lý lại vấn đề phân cấp, phân định thẩm quyền, bảo đảm phù hợp với thực tiễn và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Theo đó, nhiều nội dung trước đây thuộc thẩm quyền cấp huyện sẽ được điều chỉnh, hoặc chuyển xuống cấp xã, hoặc chuyển lên cấp tỉnh hoặc sở, tùy vào năng lực thực hiện của cấp dưới. Bộ trưởng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ đang rà soát toàn diện các nội dung thuộc thẩm quyền của các cấp trung ương như Thủ tướng, Bộ trưởng, và UBND các cấp để xem xét chuyển giao cho cấp dưới nhằm phân cấp mạnh mẽ, triệt để hơn.

Chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp như hiện nay thành 2 cấp nhằm phân cấp mạnh mẽ, triệt để hơn. Ảnh: VGP.

Chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp như hiện nay thành 2 cấp nhằm phân cấp mạnh mẽ, triệt để hơn. Ảnh: VGP.

Ví dụ điển hình được Bộ trưởng nêu là việc phân quyền xử lý một số biện pháp cấp bách trong phòng chống thiên tai: trước đây thuộc quyền của Thủ tướng, nay được đề xuất giao cho Bộ trưởng, từ đó mở ra khả năng những nhóm nhiệm vụ chuyên môn khác sẽ tiếp tục chuyển một phần thẩm quyền của Bộ trưởng về cho địa phương.

Một nội dung quan trọng khác được thảo luận là việc tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước chuyên ngành. Nhiều lực lượng hiện nay như kiểm lâm, chăn nuôi, thú y.. đang được tổ chức theo hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương. Trong điều kiện không còn mô hình chính quyền cấp huyện như trước, cần làm rõ đâu là chức năng cần tổ chức tại cấp xã, đâu là chức năng nên giữ lại tại cấp sở.

Bộ trưởng nhấn mạnh, chỉ nên duy trì các đơn vị quản lý liên xã nếu thực sự cần thiết, để đảm bảo hiệu quả và tinh gọn bộ máy. Ví dụ như lực lượng kiểm lâm, được ví như “cảnh sát rừng”, có địa bàn hoạt động rộng, liên xã, nên việc tổ chức đơn vị này tại cấp xã là không khả thi, do thiếu cả về biên chế lẫn chuyên môn. Do đó, mô hình kiểm lâm liên xã là hợp lý, vừa đủ năng lực chuyên môn, vừa đảm bảo quản lý hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng lưu ý cần phân biệt rõ giữa chức năng quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Một số nhiệm vụ như kiểm định, nếu đảm bảo điều kiện, hoàn toàn có thể giao cho đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp thực hiện theo cơ chế đặt hàng, thay vì duy trì độc quyền trong cơ quan nhà nước.

Bộ trưởng đề nghị các đơn vị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, thủ tục hành chính. Mục tiêu là giảm tối thiểu 30% thời gian xử lý thủ tục, giảm 30% chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp; đồng thời, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết.

“Chính phủ yêu cầu phân cấp mạnh, giao quyền nhiều hơn cho cấp xã để địa phương chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, đi kèm với đó là yêu cầu kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả,” Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo xây dựng Nghị định quy định phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường, trong bối cảnh tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp. Ảnh: Khương Trung.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo xây dựng Nghị định quy định phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường, trong bối cảnh tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp. Ảnh: Khương Trung.

Tại cuộc họp, các Thứ trưởng và lãnh đạo các đơn vị chuyên môn đã tích cực đóng góp nhiều ý kiến cụ thể về mô hình tổ chức và giải pháp thể chế hóa chủ trương của Đảng. Các ý kiến đều hướng đến mục tiêu xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Dự thảo Nghị định sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo hoạt động thông suốt, liên tục của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau khi thực hiện sắp xếp chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp; đồng thời tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ và các thủ tục hành chính.

 

Khương Trung

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Sản phẩm OCOP phải hướng tới thương hiệu quốc gia, chinh phục thị trường toàn cầu

Sản phẩm OCOP phải hướng tới thương hiệu quốc gia, chinh phục thị trường toàn cầu

Sản phẩm OCOP cần được nhìn nhận như thương hiệu Việt Nam, được bảo hộ, quảng bá và tổ chức sản xuất theo chuẩn quốc tế.
Thủ tướng yêu cầu kiên định mục tiêu, thực hiện '3 tăng tốc'

Thủ tướng yêu cầu kiên định mục tiêu, thực hiện '3 tăng tốc'

Kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 6 tháng đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu "3 tăng tốc" để huy động tổng đầu tư toàn xã hội tăng từ 11-12% so với năm 2024, giải ngân 100% vốn đầu tư công để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm từ 8% và hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, xây dựng ít nhất 100.000 căn nhà ở xã hội.
Thủ tướng nêu 8 nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Thủ tướng nêu 8 nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, 6 tháng đầu năm, Thủ tướng đã quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ 8 nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.