Sign In

Từ 1/7, Sở NN-MT có nhiệm vụ thẩm định các nội dung đo đạc bản đồ

16:06 01/07/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Sở Nông nghiệp và Môi trường có nhiệm vụ thẩm định các nội dung đo đạc và bản đồ trong các chương trình, đề án, dự án sử dụng ngân sách nhà nước do địa phương triển khai.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Thông tư 19/2025/TT-BNNMT, hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND cấp xã, phường, đặc khu.

Theo Thông tư, Sở Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, đóng vai trò tham mưu và giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý trên địa bàn. Đây là lĩnh vực quan trọng nhằm bảo đảm cơ sở dữ liệu chính xác, phục vụ quy hoạch, quản lý đất đai, phát triển hạ tầng và quản trị đô thị bền vững.

Cụ thể, Sở Nông nghiệp và Môi trường có nhiệm vụ thẩm định các nội dung đo đạc và bản đồ trong các chương trình, đề án, dự án sử dụng ngân sách nhà nước do địa phương triển khai; tổ chức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì và bảo vệ các công trình hạ tầng đo đạc. Đồng thời, Sở chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý và cập nhật hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia, cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý.

Sở Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, đóng vai trò tham mưu và giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý trên địa bàn. Ảnh: minh họa

Sở cũng tổ chức thực hiện đo đạc, lập bản đồ phục vụ xác định địa giới hành chính các cấp, cập nhật bản đồ hành chính khi có điều chỉnh đơn vị hành chính; quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc, bản đồ; lưu trữ, bảo mật và cung cấp thông tin, dữ liệu đo đạc, bản đồ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định.

Ngoài ra, Sở có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp, gia hạn, bổ sung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; tổ chức sát hạch, cấp, gia hạn, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II, cũng như quản lý, lưu trữ hồ sơ và công khai thông tin của người hành nghề.

Đáng chú ý, Sở Nông nghiệp và Môi trường cũng theo dõi hoạt động xuất bản và phát hành bản đồ trên địa bàn, kiến nghị đình chỉ, thu hồi các xuất bản phẩm vi phạm quy định pháp luật; đồng thời giám sát việc thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ, quản lý các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này và định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Việc ban hành Thông tư 19/2025/TT-BNNMT được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý ở địa phương, tạo nền tảng dữ liệu chính xác, đầy đủ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quản lý lãnh thổ chặt chẽ, bền vững.

Minh Khang

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)

Bản đồ hành chính chi tiết 34 tỉnh, thành mới của Việt Nam

Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng Bản đồ hành chính trực tuyến cập nhật 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
1.592 hồ sơ đo đạc bản đồ được xử lý trong quý I/2025

1.592 hồ sơ đo đạc bản đồ được xử lý trong quý I/2025

Quý I/2025, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ bằng việc tiếp tục quản lý chặt chẽ các hoạt động đo đạc bản đồ và đẩy nhanh tiến độ số hóa dịch vụ công. Nổi bật, Cục đã tiếp nhận, xử lý và trả kết quả 1.592 hồ sơ liên quan đến dữ liệu đo đạc, ảnh hàng không và nền địa lý quốc gia.
Thủ tục hành chính lĩnh vực đo đạc, bản đồ gồm những gì?

Thủ tục hành chính lĩnh vực đo đạc, bản đồ gồm những gì?

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Quyết định công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính lĩnh vực đo đạc, bản đồ thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ.