Sign In

Thông tin đất đai: Cần rõ ràng, kịp thời, dễ tra cứu

16:20 07/05/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Dù đã có những bước tiến đáng ghi nhận nhưng thực tế cho thấy nếu chính quyền địa phương có quyết tâm, việc công khai thông tin đất đai hoàn toàn có thể làm tốt.

Thời gian qua, một số tỉnh, thành đã chủ động công bố bảng giá đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lên cổng thông tin điện tử. Một vài nơi còn tích hợp bản đồ số, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm vị trí đất đai mình quan tâm. 

Tuy nhiên, ở không ít nơi, thông tin đất đai vẫn được công khai một cách chậm trễ, thiếu sót, thậm chí khó tra cứu. Có nơi chỉ đăng quyết định phê duyệt mà không có bản đồ hay báo cáo kèm theo. Có nơi đường link bị hỏng, hoặc bố cục trang web thay đổi liên tục khiến người dân không biết tìm kiếm ở đâu. Với doanh nghiệp, đây là rào cản cho việc lập kế hoạch đầu tư. Với người dân, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp.

Công khai thông tin đất đai là phần quan trọng trong cải cách hành chính. Ảnh minh họa

Một khảo sát mới đây do các tổ chức trong và ngoài nước phối hợp thực hiện tại 63 tỉnh, thành cho thấy, phần lớn địa phương đã có động thái công khai thông tin, nhưng chất lượng và mức độ đầy đủ còn chưa đồng đều. Vấn đề kỹ thuật, nhân lực và kinh phí vẫn là rào cản lớn.

Trong bối cảnh cải cách bộ máy hành chính, sắp tới có thể bỏ cấp huyện ở một số nơi, việc ai sẽ chịu trách nhiệm cập nhật và công bố thông tin đất đai càng trở nên cấp bách. Nếu không có sự phân công rõ ràng, dễ xảy ra tình trạng dữ liệu bị gián đoạn, gây khó khăn cho việc quản lý cũng như tiếp cận thông tin của người dân.

Luật Đất đai 2024 đã quy định cụ thể trách nhiệm công khai thông tin ở cả ba cấp: tỉnh, huyện, xã. Song để những quy định này đi vào thực tế hiệu quả, cần đầu tư đúng mức cho hạ tầng công nghệ, nhân lực vận hành hệ thống và cách tổ chức thông tin khoa học, dễ tra cứu.

Một giải pháp được nhiều chuyên gia đề xuất là xây dựng một cổng thông tin tập trung, nơi tích hợp tất cả dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất. Thay vì để mỗi sở, ngành, mỗi huyện tự xây dựng một hệ thống riêng biệt, người dân chỉ cần truy cập một địa chỉ duy nhất để tìm mọi thông tin mình cần. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian, giảm rủi ro nhầm lẫn và tăng tính minh bạch.

Công khai thông tin đất đai không chỉ là quy định trên giấy tờ. Đó là cách chính quyền thể hiện trách nhiệm với người dân, tạo môi trường đầu tư công bằng, và là một phần trong hành trình cải cách vì một nền hành chính minh bạch, hiện đại.

L.Nhi

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)

Phân cấp quản lý đất đai: [Bài 1] - Thủ tục đất đai lần đầu "xuống xã"

Sáng nay 1/7 cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Nhiều người dân đã thực hiện các thủ tục về đất đai lần đầu tiên thực hiện tại cấp xã.
Thuế đất nông nghiệp được miễn thêm 5 năm, kéo dài tới hết 2030

Thuế đất nông nghiệp được miễn thêm 5 năm, kéo dài tới hết 2030

Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm, áp dụng đến hết 2030, nhằm hỗ trợ sản xuất và hiện đại hóa nông nghiệp.

Thể chế hóa toàn diện tiếp tục khơi thông nguồn lực đất đai

Sáng 26/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố về sơ kết tình hình 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao", 1 năm thi hành Luật Đất đai và nhiệm vụ, giải pháp, sửa đổi Luật Đất đai 2024.