Sign In

Xác định tiềm năng cát sỏi lòng sông ở đồng bằng sông Cửu Long

16:00 22/01/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa giao Cục Địa chất Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án “Điều tra, đánh giá tiềm năng cát, cuội, sỏi lòng sông vùng ĐBSCL phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội”.

Đề án nhằm đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên cát, cuội, sỏi lòng sông vùng ĐBSCL; đánh giá và phân vùng nguy cơ tai biến địa chất (sụt lún, sạt lở bờ sông) do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và tác động của hoạt động khai thác cát, cuội, sỏi lòng sông gây ra tại khu vực ĐBSCL; đề xuất quy hoạch thăm dò, khai thác cát, cuội, sỏi lòng sông bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, Cục Địa chất Việt Nam dự kiến sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp hiện trạng và quy hoạch thăm dò, khai thác cát, cuội, sỏi lòng sông vùng ĐBSCL; điều tra xác định tài nguyên, dự báo cát, cuội, sỏi lòng sông vùng ĐBSCL; đánh giá tài nguyên cấp 333 cát, cuội, sỏi lòng sông tại các khu vực có triển vọng, khoanh định các diện tích đủ điều kiện chuyển giao thăm dò, khai thác.

Bên cạnh đó, điều tra, đánh giá đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình, địa mạo, tai biến địa chất (lòng sông cổ, sụt lún, sạt lở bờ sông); xây dựng các mô hình xu thế xói lở, bồi tụ và cảnh báo nguy cơ tai biến địa chất (sụt lún, sạt lở bờ sông) có tính đến ảnh hưởng do hoạt động khai thác cát, cuội, sỏi lòng sông gây ra.

Ngoài ra, xây dựng quy trình, đề xuất công nghệ theo dõi giám sát, kiểm tra việc thăm dò, khai thác cát, cuội, sỏi lòng sông theo công nghệ hiện đại, hiệu quả; xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên, trữ lượng cát, cuội, sỏi lòng sông vùng ĐBSCL kết nối với Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia.

 Điều tra, đánh giá tiềm năng cát, cuội, sỏi lòng sông vùng ĐBSCL phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội

Cục Địa chất Việt Nam mong rằng, Đề án được hoàn thành sẽ là cơ sở để khoanh định diện tích tiềm năng cát, cuội, sỏi trên các sông vùng ĐBSCL; đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách về cát (xây dựng, san lấp...) cung cấp cho các Dự án, công trình trọng điểm quốc gia (cao tốc, cảng, khu công nghiệp,…) và đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ổn định, bền vững trong khu vực.

Đề án được kỳ vọng sẽ giúp các cơ quan quản lý, địa phương định hướng trong công tác quản lý, quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản cát, cuội, sỏi trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Đặc biệt, sau khi hoàn thành, Đề án sẽ góp phần đánh giá cơ chế bồi tụ, xói mòn liên quan đến việc khai thác cát, cuội, sỏi, từ đó xây dựng các giải pháp khai thác hợp lý, bền vững; đồng thời xây dựng quy trình công nghệ giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thăm dò, khai thác cát, cuội, sỏi lòng sông cho vùng ĐBSCL và cả nước.

Minh Khang

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Cà Mau cùng các tỉnh giáp ranh thống nhất quy chế phối hợp quản lý khoáng sản

Cà Mau cùng các tỉnh giáp ranh thống nhất quy chế phối hợp quản lý khoáng sản

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 12/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Địa chất và khoáng sản 2024.

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đang xây dựng dự thảo Nghị định phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực địa chất khoáng sản phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp.

Gỡ khó nguồn vật liệu xây dựng các dự án giao thông trọng điểm

Luật Địa chất và Khoáng sản có hiệu lực từ 1/7/2025 sẽ giúp các địa phương khai thác triệt để, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, phục vụ các dự án trọng điểm.