Sign In

(HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM)

Hà Nam: Đẩy mạnh công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

15:52 06/03/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Với sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và đô thị, vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt đang trở thành thách thức lớn đối với tỉnh. Nhằm kiểm soát và cải thiện tình hình, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để nâng cao hiệu quả phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn.

Theo báo cáo của Sở, tỉnh đã ban hành các văn bản quan trọng như Quyết định số 19/2023/QĐ-UBND về bảo vệ môi trường và Kế hoạch số 2132/KH-UBND nhằm thúc đẩy phân loại rác thải ngay tại nguồn. Công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đạt được nhiều kết quả tích cực: 100% rác thải đô thị được thu gom và xử lý, trong khi đó, khu vực nông thôn đạt 98% thu gom và 94% xử lý bằng phương pháp đốt. Hai nhà máy xử lý rác trên địa bàn vẫn hoạt động ổn định với công suất 340-360 tấn/ngày.

Tuy nhiên, trong năm 2024, Hà Nam vẫn còn tồn tại một số khó khăn như tình trạng ùn ứ rác tại một số điểm tập kết do chậm triển khai các gói thầu thu gom. Nguyên nhân chính là do chưa ban hành định mức đơn giá mới, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng.

Tìm hiểu phân loại rác tại nguồn

Cuối năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 36/2024/TT-BTNMT về định mức kinh tế - kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, tạo cơ sở pháp lý quan trọng giúp các địa phương triển khai hiệu quả công tác quản lý rác thải. Thông tư này sẽ hỗ trợ các tỉnh, thành phố trong việc xây dựng đơn giá, lập kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt một cách khoa học, đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Để nâng cao hiệu quả quản lý rác thải, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam đề xuất một số giải pháp như: tăng cường tuyên truyền về phân loại rác tại nguồn; phối hợp với các đơn vị thu gom để tối ưu hóa quy trình vận chuyển; nâng công suất các lò đốt rác và phát triển hệ thống xử lý rác thải hữu cơ.

 Việc triển khai Thông tư của Bộ TN&MT được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, góp phần xây dựng một môi trường xanh, sạch và bền vững cho tỉnh Hà Nam trong thời gian tới.

Hải Đăng

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Hà Giang: Nông thôn sạch nhờ thay đổi thói quen xử lý rác

Hà Giang: Nông thôn sạch nhờ thay đổi thói quen xử lý rác

Những năm gần đây, nhiều vùng nông thôn ở Hà Giang đã có chuyển biến tích cực trong xử lý rác thải sinh hoạt. Điều này không chỉ giúp cảnh quan sạch đẹp hơn, mà còn góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới bền vững.
Từ luật đến đời sống: Bình Dương dần xanh lại

Từ luật đến đời sống: Bình Dương dần xanh lại

Ba năm thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020 không phải là khoảng thời gian dài trong chu trình thay đổi môi trường đô thị. Nhưng tại Bình Dương – một địa phương có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cao bậc nhất cả nước thì từng bước chuyển nhỏ đều mang ý nghĩa lớn.
Đà Nẵng: Ủy quyền thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đà Nẵng: Ủy quyền thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo Quyết định số 981/QĐ-UBND vừa được UBND thành phố Đà Nẵng ban hành, Sở Nông nghiệp và Môi trường được ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ đối với các dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn thành phố. Trong đó có việc thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Người đang online: 1

Lượt truy cập: 370,701

Chung nhan Tin Nhiem Mang