Sign In

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản: Nhiệm vụ chiến lược vì một nền nông nghiệp bền vững

12:18 08/05/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Bảo tồn và phát triển nguồn gen vật nuôi, thủy sản không chỉ là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cạnh tranh giống ngày càng khốc liệt, mà còn là nhiệm vụ chiến lược để đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao năng lực cạnh tranh và hướng tới một nền nông nghiệp bền vững..

Ngày 8/5, tại TP.HCM, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức Hội thảo khoa học công nghệ đánh giá kết quả bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản giai đoạn 2021–2025 và định hướng đến năm 2030. Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều viện nghiên cứu, trung tâm chuyên ngành, trường đại học cùng đông đảo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Hội thảo thu hút sự tham gia của các viện nghiên cứu, trung tâm chuyên ngành, trường đại học và đại diện nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Trần Phi.

Hội thảo thu hút sự tham gia của các viện nghiên cứu, trung tâm chuyên ngành, trường đại học và đại diện nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Trần Phi.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “Nguồn gen vật nuôi, thủy sản là tài sản chiến lược của quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong phát triển giống mới, nâng cao năng suất và khả năng thích ứng trước các thách thức môi trường. Việc bảo tồn cần được tiếp cận một cách toàn diện, từ hoàn thiện hành lang pháp lý đến tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và thúc đẩy chia sẻ dữ liệu giữa các vùng, ngành”.

Thứ trưởng cũng đặc biệt lưu ý việc ưu tiên bảo tồn các giống vật nuôi, thủy sản bản địa quý hiếm – những nguồn gen có nguy cơ mai một cao do tác động của biến đổi khí hậu và sự lấn át của các giống ngoại nhập.

Tại hội thảo, các viện và trung tâm trực thuộc Bộ đã trình bày nhiều kết quả nổi bật sau 5 năm triển khai nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen. Trong đó, Viện Chăn nuôi, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I, Viện Thú y, và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III được ghi nhận là những đơn vị chủ lực trong việc thu thập, lưu giữ, phân tích và khai thác nguồn gen quý phục vụ công tác nhân giống, chọn tạo, sản xuất vaccine và chuyển giao công nghệ cho sản xuất.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Trần Phi.

Thứ trưởng Bộ NN&MT Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Trần Phi.

Đại diện các doanh nghiệp tham dự đánh giá cao những nỗ lực của hệ thống nghiên cứu quốc gia, đồng thời đề xuất tăng cường hợp tác công – tư, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận vật liệu di truyền và giống gốc chất lượng cao. Một số ý kiến cho rằng hệ thống dữ liệu hiện nay còn phân tán và khó tiếp cận, kiến nghị xây dựng cơ sở dữ liệu mở, thân thiện hơn với khu vực tư nhân. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng bày tỏ nhu cầu lớn về chuyển giao công nghệ bảo tồn và nhân giống, cũng như được hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ.

Hội thảo lần này được xem là bước chuẩn bị quan trọng cho việc xây dựng Chương trình quốc gia về bảo tồn và phát triển nguồn gen vật nuôi, thủy sản giai đoạn 2026–2030, với định hướng tích hợp liên ngành, tăng tính ứng dụng và hiệu quả đầu tư, góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững và thích ứng linh hoạt.

Trần Phi

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo xây dựng Nghị định Quản lý loài quý, hiếm: Tạo đột phá trong bảo tồn và phát triển kinh tế bền vững

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo xây dựng Nghị định Quản lý loài quý, hiếm: Tạo đột phá trong bảo tồn và phát triển kinh tế bền vững

Ngày 9/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự thảo Nghị định quy định về quản lý loài nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm (CITES).
Đừng bỏ quên tầng đất mặt khi sửa luật trồng trọt

Đừng bỏ quên tầng đất mặt khi sửa luật trồng trọt

Việc sửa đổi Luật Trồng trọt cần tiếp cận một cách toàn diện, nhằm đặt nền móng cho nền nông nghiệp hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng xanh và khai thác bền vững tài nguyên đất đai – trong đó, tầng đất mặt là một trong những yếu tố then chốt nhưng dễ bị lãng quên.

Bàn giải pháp tháo "nút thắt" trong quản lý đất đai, môi trường và phát triển nông nghiệp tại Điện Biên

Ngày 9/5, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Minh Ngân dẫn đầu đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý đất đai, môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.