Sign In

“Tái chế” chất thải chăn nuôi

16:16 22/04/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Chăn nuôi là ngành phát thải một lượng lớn chất thải gây áp lực lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn với lượng chất thải khổng lồ. Thay vì xem chất thải chăn nuôi là một gánh nặng phải giải quyết, chúng ta có thể lựa chọn các phương pháp xử lý phù hợp, tận dụng và biến chúng thành tài nguyên quý giá.

Trong Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường quy định rõ, chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ và nước thải chăn nuôi phát sinh từ hoạt động chăn nuôi nông hộ được sử dụng làm phân bón, nước tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Việc sử dụng chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ và nước thải chăn nuôi phát sinh từ hoạt động chăn nuôi trang trại làm phân bón hữu cơ, nước tưới cây hoặc làm thức ăn cho thủy sản phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Việc vận chuyển chất thải chăn nuôi ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại phải sử dụng phương tiện, thiết bị đảm bảo kín khít, không bị tràn đổ, rò rỉ, không gây ô nhiễm môi trường.

Để hướng tới chăn nuôi bền vững và hiệu quả kinh tế cao, việc xử lý chất thải là một giải pháp quan trọng, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, đồng thời tạo ra lợi ích kinh tế từ các sản phẩm xử lý. 

Hiện nay, việc xử lý chất thải chăn nuôi chủ yếu áp dụng các phương pháp như biogas, ủ phân compost, lọc sinh học… 

Biogas là công nghệ phù hợp để xử lý chất thải chăn nuôi 

Công nghệ biogas là phương pháp phổ biến trong xử lý chất thải hữu cơ từ phân động vật. Quá trình phân hủy yếm khí trong môi trường không có oxy tạo ra khí methane (CH₄), có thể sử dụng làm năng lượng thay thế. Hệ thống này không chỉ giảm khí thải độc hại như CO₂ và NH₃, mà còn cung cấp nguồn năng lượng sạch, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Ủ phân compost là phương pháp xử lý chất thải hữu cơ bằng cách phân hủy sinh học trong điều kiện hiếu khí, tạo ra phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng. Công nghệ này thân thiện với môi trường và giúp tái sử dụng chất thải để sản xuất phân bón cho nông nghiệp. Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh có thể thúc đẩy quá trình phân hủy và cải thiện chất lượng phân bón.

Công nghệ lọc sinh học (biofilter) được sử dụng để xử lý chất thải lỏng và khí từ chuồng trại. Hệ thống gồm các lớp vật liệu sinh học và vi sinh vật có khả năng hấp thụ và phân hủy các chất ô nhiễm, giúp giảm mùi hôi, khí độc và bảo vệ môi trường không khí.

Mặc dù công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích, vẫn còn những thách thức như chi phí đầu tư ban đầu, quản lý vận hành, và nâng cao ý thức của người dân. Để giải quyết những vấn đề này, cần sự hỗ trợ từ chính phủ thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư, đào tạo kỹ thuật và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Đồng thời, cần đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp để phát triển các công nghệ mới, phù hợp với điều kiện thực tế.

Việc ứng dụng công nghệ xử lý chất thải không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mở ra nhiều cơ hội tái sử dụng hiệu quả. Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, cần có sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại, chính sách hỗ trợ và ý thức bảo vệ môi trường từ cộng đồng.

Vân Khánh

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)

Bộ Nông nghiệp và Môi trường công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Thú y, Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

Ngày 23/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến đã ký ban hành Quyết định số 2313/QĐ-BNNMT về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Thú y, Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y

Ngày 23/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến đã ký ban hành Quyết định số 2303/QĐ-BNNMT về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Ngành chăn nuôi lần đầu chuẩn hóa dữ liệu từ chuồng trại đến tiêm phòng

Ngành chăn nuôi lần đầu chuẩn hóa dữ liệu từ chuồng trại đến tiêm phòng

41 thủ tục hành chính mới giúp quản lý chặt kháng sinh trong chăn nuôi, chuẩn hóa mã số cơ sở và kiểm soát chuỗi cung ứng động vật.