Sign In

(HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM)

Chính sách phòng, chống dịch bệnh chăn nuôi phải đồng bộ, rõ ràng và hiệu quả

17:15 24/04/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một chính sách nhất quán, đồng bộ, tránh chồng chéo trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi.

Sáng 24/4, tại cuộc họp về dự thảo Nghị định quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một chính sách nhất quán, đồng bộ, tránh tình trạng chồng chéo, đảm bảo hiệu quả thực tiễn trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một chính sách nhất quán, đồng bộ, tránh tình trạng chồng chéo, đảm bảo hiệu quả thực tiễn trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Ảnh: GVP.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một chính sách nhất quán, đồng bộ, tránh tình trạng chồng chéo, đảm bảo hiệu quả thực tiễn trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Ảnh: GVP.

Đổi mới tư duy, làm rõ cơ chế “phòng” và “chống”

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường tích hợp đầy đủ các chính sách liên quan vào dự thảo Nghị định, khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo, manh mún trong cơ chế hỗ trợ như thời gian qua. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới tư duy và phương pháp tiếp cận trong phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là sự phân định rõ ràng giữa "phòng" và "chống".

“Nghị định này cần thể hiện sự đổi mới từ tư duy đến phương pháp, cơ chế hỗ trợ, đầu tư cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Phòng không tốt thì chống sẽ vất vả hơn. Cơ chế chính sách cho phòng như thế nào, cho chống ra sao phải thật rõ ràng”, Phó Thủ tướng nói.

Trước bối cảnh dịch bệnh trong chăn nuôi, nhất là nuôi trồng thủy sản, vẫn diễn biến phức tạp, ông yêu cầu làm rõ mục tiêu, yêu cầu thực tiễn và tính cấp thiết của Nghị định, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chủ động, phân cấp quản lý và phân công nhiệm vụ cụ thể trong phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng đề nghị tiếp cận công tác phòng, chống dịch bệnh tương tự như phòng, chống thiên tai: thường xuyên, chủ động, phân cấp mạnh, xây dựng năng lực và cơ chế phản ứng nhanh. Chính sách hỗ trợ cần kịp thời, đúng đối tượng, tập trung vào các địa bàn trọng điểm.

Tăng mức hỗ trợ, ưu tiên ứng phó hiệu quả

Dự thảo Nghị định gồm 3 chương, 15 điều, quy định rõ về các mức hỗ trợ đối với cơ sở sản xuất có động vật, sản phẩm động vật buộc phải tiêu huỷ do dịch bệnh; cũng như hỗ trợ người tham gia công tác phòng, chống dịch.

Nội dung trọng tâm của Nghị định bao gồm hỗ trợ tiêu huỷ động vật, sản phẩm trong vùng dịch, ổ dịch đã có kết luận xét nghiệm; hỗ trợ người chăn nuôi và lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch — bao gồm cả người có và không hưởng lương từ ngân sách.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP.

 

Các nội dung hỗ trợ được kế thừa từ quy định hiện hành, đồng thời loại bỏ những yếu tố khó triển khai trong thực tiễn. Đáng chú ý, mức hỗ trợ thiệt hại trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sẽ tăng từ 1,5–2 lần so với trước, dựa trên khảo sát thực tế về chi phí sản xuất, trượt giá và khả năng chi trả của ngân sách nhà nước. Nguyên tắc chung là “Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, không đền bù toàn bộ thiệt hại”.

Đối với lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch mà không hưởng lương ngân sách, mức hỗ trợ sẽ tương xứng với mặt bằng tiền công lao động phổ thông và tính đến mức độ độc hại, nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như cúm gia cầm, bệnh dại, nhiệt thán...

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, công tác phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi đã được triển khai thường xuyên, gắn với các yếu tố như quy trình chăn nuôi, chất lượng con giống, quy mô chuồng trại, tiêm phòng... Nguồn kinh phí từ Trung ương và địa phương đã có nhưng phân tán ở nhiều văn bản khác nhau. Do đó, Nghị định mới sẽ tập trung điều chỉnh quy trình ứng phó khi xảy ra dịch bệnh như khoanh vùng, tiêu huỷ, tái đàn…, cũng như hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi bị ảnh hưởng và lực lượng tham gia phòng dịch.

Đáng chú ý, Nghị định đã lồng ghép các chính sách hỗ trợ phòng dịch như hỗ trợ tiêu huỷ sớm, hỗ trợ lực lượng phòng ngừa dịch bệnh và chính sách khôi phục sau dịch

Rõ quy trình, “đúng người, đúng việc”

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát toàn diện dự thảo Nghị định, bảo đảm tên gọi, phạm vi và đối tượng điều chỉnh phù hợp với nội dung cốt lõi là chống dịch và hỗ trợ khắc phục thiệt hại.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cuộc họp về dự thảo Nghị định quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật. Ảnh: VGP.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cuộc họp về dự thảo Nghị định quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật. Ảnh: VGP.

Ông yêu cầu chính sách phải được xây dựng một cách rõ ràng, thống nhất, đồng bộ, tránh trùng lặp và thiếu hiệu quả. Quy trình triển khai chống dịch tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và cơ sở chăn nuôi công nghiệp cần được phân định rõ.

Theo đó, các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn phải có lực lượng chống dịch được đào tạo bài bản, thực hiện “đúng người, đúng việc”. Trong khi đó, tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trách nhiệm sẽ thuộc về các cơ quan chuyên môn ở địa phương như thú y, y tế dự phòng, môi trường – đảm nhiệm vai trò tham mưu, điều phối lực lượng chống dịch. “Cần có quy trình, thủ tục rõ ràng để khi tình huống khẩn cấp xảy ra, các cơ sở chăn nuôi – nhất là chăn nuôi tập trung – có thể triển khai ứng phó ngay lập tức”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông cũng đề nghị Bộ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy định về bảo hiểm chăn nuôi, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, cơ sở quy mô lớn và chuỗi sản xuất – nhằm tránh tình trạng "có lãi thì hưởng, có dịch thì Nhà nước lo".

 

Khương Trung

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Hoàn thiện cảnh báo lũ quét, sạt lở đất trực tiếp đến cấp thôn bản

Hoàn thiện cảnh báo lũ quét, sạt lở đất trực tiếp đến cấp thôn bản

Sáng 25/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai tổ chức Tọa đàm 'Giải pháp, công nghệ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại cộng đồng'. Tọa đàm do Cục Khí tượng Thủy văn và Báo Nông nghiệp và Môi trường phối hợp thực hiện.
Pháp luật không chỉ kiểm soát, mà còn kiến tạo thị trường lành mạnh

Pháp luật không chỉ kiểm soát, mà còn kiến tạo thị trường lành mạnh

Cuộc họp giữa Quốc hội, bộ ngành và hiệp hội cho thấy nỗ lực xây dựng hệ thống pháp lý minh bạch, cân bằng giữa kiểm soát và trao quyền doanh nghiệp.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp công dân định kỳ tháng 4/2025

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp công dân định kỳ tháng 4/2025

Sáng 24/4, tại trụ sở tiếp công dân của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4/2025.

Người đang online: 1

Lượt truy cập: 72,106

Chung nhan Tin Nhiem Mang