Sign In

(HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM)

Đề xuất bổ sung việc tạm sử dụng rừng để xây dựng công trình tạm phục vụ thi công các dự án đường giao thông

17:23 11/04/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Dự thảo Nghị định quy định bổ sung việc tạm sử dụng rừng để xây dựng công trình tạm phục vụ thi công các dự án đường giao thông, đường sắt để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Đây là các hạng mục cần thiết, cấp thiết để thực hiện các dự án đường giao thông, đường sắt (như đường vận chuyển trang thiết bị, vật liệu xây dựng cũng như lắp đặt đường ray…). Do đó, việc được tạm sử dụng rừng để thi công các dự án đường giao thông, đường sắt có ý nghĩa to lớn và tác động tích cực đến tiến độ thực hiện và hiệu quả thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Sự cần thiết ban hành Nghị định 

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là 02 dự án quan trọng quốc gia cấp thiết đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2024 và Nghị quyết số 187/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025; Quốc hội cho phép được áp dụng nhiều chính sách đặc thù, đặc biệt, trong đó có chính sách tạm sử dụng rừng để thực hiện thi công công trình tạm phục vụ dự án.

Xuất phát từ nhu cầu thực cấp thiết phát sinh trong tiễn để phục vụ thi công các hạng mục công trình tạm phục vụ thi công dự án đường giao thông, đường sắt thuộc các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế; tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế các Vùng, bảo đảm kết nối hiệu quả các mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các Nghị quyết của Đảng; trong đó, chỉ có nhu cầu tạm sử dụng diện tích rừng trong quá trình thi công, không chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Sau khi dự án hoàn thành, diện tích sử dụng cho các công trình tạm được hoàn trả lại mục đích sử dụng ban đầu, chủ đầu tư hoàn nguyên lại môi trường và thực hiện trồng lại rừng và bàn giao lại cho chủ rừng, do vậy không phải chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện các công trình tạm. Tuy nhiên hiện nay, Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ chưa có quy định về đối tượng được tạm sử dụng rừng cho các dự án đường giao thông và đường sắt quan trọng quốc gia.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, để đảm bảo tiến độ xây dựng 02 dự án đường sắt cấp thiết quan trọng quốc gia nêu trên, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ để bổ sung quy định về đối tượng được tạm sử dụng rừng để phục vụ thi công các dự án đường giao thông và đường sắt là rất cần thiết.

Mục đích, quan điểm 

Mục đích của việc xây dựng ban hành Nghị định nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật Lâm nghiệp về Quy chế quản lý rừng để thi hành, áp dụng trong thực tiễn; Giải quyết vấn đề phát sinh trong thực tiễn, góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về lâm nghiệp; Thực hiện đúng nhiệm vụ được Quốc hội giao.

Dự thảo Nghị định được xây dựng bám sát các quan điểm sau: Phù hợp với quy định đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại tại khoản 14 Điều 3 Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2024 và khoản 11 Điều 3 Nghị quyết số 187/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025.

Bám sát quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ trong suốt quá trình xây dựng dự thảo Nghị định.

Dự thảo Nghị định không có quy định trái Hiến pháp; bảo đảm tính phù hợp và thống nhất của dự thảo Nghị định trong hệ thống pháp luật hiện nay; tính công khai, minh bạch trong quá trình xây dựng và ban hành Nghị định.

Các quy định của dự thảo Nghị định phải cụ thể, khả thi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm triển khai thi hành được ngay khi Nghị định có hiệu lực theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành về lâm nghiệp không trái với quy định của Luật, bổ sung những quy định mới phù hợp với pháp luật, thực tiễn của Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Về tên Dự thảo Nghị định: Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Lý do: Mặc dù Nghị định chỉ sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ như: Đối tượng dự án được tạm sử dụng rừng; tên cơ quan tiếp nhận hồ sơ; điều chỉnh quy định về kích thước đường kính cây được chặt hạ; sửa đổi, bổ sung Phụ lục II. Tuy nhiên, để đảm bảo thuận lợi cho việc tra cứu, dẫn chiếu, tinh gọn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất tên của Nghị định là “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp” để thay thế Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ vì Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ đã là Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Về đánh giá tác động đối với đối tượng chịu tác động được quy định trong dự thảo Nghị định, thời gian qua, theo báo cáo của 39 địa phương báo cáo về kết quả tạm sử dụng rừng theo quy định tại Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ, trong đó, có 37/39 tỉnh không có dự án tạm sử dụng rừng, tổng số có 4 dự án đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng tại 02/39 tỉnh và đã được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng để thực hiện dự án đường dây điện, cụ thể: Tại tỉnh Nghệ An có 03 dự án (gồm: Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu; Dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa và Dự án đường dây 220kV Trạm cắt Nậm Sum - Nông Cống) với tổng diện tích tạm sử dụng rừng là 6,78258 ha; tại tỉnh Quảng Nam: Có 01 dự án: Dự án Trạm cắt 220kV Đăk Ooc và các đường dây đấu nối Nhà máy thủy điện Nam Emoun (Lào) vào hệ thống điện Việt Nam tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam; tổng diện tích sử dụng tạm là 1,3272 ha (gồm: 1,2454 ha rừng tự nhiên và 0,0818 ha rừng trồng).

Theo báo cáo của các địa phương cho thấy, quy định về tạm sử dụng rừng tại Nghị định số 27/2024/NĐ-CP của Chính phủ đã tháo gỡ khó khăn cho các dự án về lưới điện, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư các công trình, dự án lưới điện thuận lợi trong việc lập hồ sơ thủ tục, thuận lợi trong quá trình vận chuyển vật liệu, tập kết vật liệu để thi công đối với dự án có vi trí móng trụ đặt ở giữa rừng, qua đó giúp quá trình thi công xây dựng được thuận lợi, rút ngắn thời gian thi công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện thi công dự án để hoàn thành đúng tiến độ đề ra, sớm đưa dự án đi vào hoạt động, điển hình là Dự án đường dây 500kV mạch 3 (qua địa phận tỉnh Nghệ An), góp phần phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Dự thảo Nghị định quy định bổ sung việc tạm sử dụng rừng để xây dựng công trình tạm phục vụ thi công các dự án đường giao thông, đường sắt để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Đây là các hạng mục cần thiết, cấp thiết để thực hiện các dự án đường giao thông, đường sắt (như đường vận chuyển trang thiết bị, vật liệu xây dựng cũng như lắp đặt đường ray…). Do đó, việc được tạm sử dụng rừng để thi công các dự án đường giao thông, đường sắt có ý nghĩa to lớn và tác động tích cực đến tiến độ thực hiện và hiệu quả thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

 Bố cục dự thảo Nghị định

Dự thảo Nghị định gồm có 3 Điều, gồm: 

Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 9 Điều 3.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 12.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 20.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 28.

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 29.

6. Bổ sung Điều 42a.

Điều 2. Điều khoản thi hành

Điều 3. Trách nhiệm thi hành.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã hoàn thành dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 6/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Môi trường để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân.

Để đảm bảo xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Nghị định theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường rất mong nhận được ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Nghị định này.

Chi tiết nội dung dự thảo Nghị định tải tại đây.

 

CTTĐT BNNMT

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường

Tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường

Đến ngày 15/4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã nhận được 55 ý kiến tham gia góp ý đối với dự thảo Thông tư quy định thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường.

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và phát triển bền vững trong thời kỳ đất nước bước vào Kỷ nguyên phát triển mới

Thực hiện Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quy hoạch, luật đầu tư, luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và luật đấu thầu, Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2024 của Quốc hội, Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã xây dựng hồ sơ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Quyết định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án đầu tư được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh

Ngày 13/3/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án đầu tư được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

Người đang online: 1

Lượt truy cập: 370,701

Chung nhan Tin Nhiem Mang