Sign In

Khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ ngành Nông nghiệp và Môi trường

11:30 06/05/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Hà Nội, ngày 6/5/2025 – Sáng nay, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trường Quân sự – Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng lớp “Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ đối tượng 3 năm 2025”. Khóa học kéo dài 12 ngày, tập trung vào các chuyên đề chiến lược trọng yếu như quốc phòng, an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ và xử lý tình huống trong quản lý nhà nước gắn với yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa nhấn mạnh: “Đây là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao nhận thức chính trị, bản lĩnh và năng lực chiến lược cho đội ngũ cán bộ ngành trong bối cảnh an ninh phi truyền thống ngày càng phức tạp.”

Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa phát biểu tại lễ khai giảng. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Bộ NN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa phát biểu tại Lễ khai giảng. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng cho biết, Bộ hiện quản lý nhiều lĩnh vực có tác động sâu rộng đến đời sống dân sinh như nông nghiệp, phát triển nông thôn, lâm nghiệp, thủy sản, biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên đất, nước, không khí và đa dạng sinh học. Do vậy, yêu cầu về đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”, đủ năng lực nhận diện và xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng, mang tính chiến lược ngày càng trở nên cấp thiết.

“Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng tâm nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy tích hợp, đủ bản lĩnh tham gia vào quá trình phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới,” bà Hoa nhấn mạnh.

TS Trần Ngọc Hùng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp & PTNT đọc quyết định mở lớp. Ảnh: Bảo Thắng.

TS Trần Ngọc Hùng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp & PTNT đọc quyết định mở lớp. Ảnh: Bảo Thắng.

Khóa học chất lượng, học viên tiêu biểu

Lớp học năm nay quy tụ 80 học viên là cán bộ lãnh đạo cấp phòng hoặc tương đương thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ và 5 cán bộ ngoài ngành, được tuyển chọn kỹ lưỡng, bảo đảm phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng và tiềm năng phát triển lãnh đạo.

Theo TS. Trần Ngọc Hùng – Trưởng phòng Đào tạo Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT, nội dung giảng dạy tập trung vào tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm và chiến lược quốc phòng – an ninh hiện đại, đồng thời tích hợp kiến thức thực tiễn ngành.

Khóa học kéo dài trong 12 ngày, với 85 học viên. Ảnh: Bảo Thắng.

Toàn cảnh Lễ khai giảng. Ảnh: Bảo Thắng.

Đại tá Lê Hồng Đăng – Phó Hiệu trưởng, kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, cho biết phương pháp giảng dạy sẽ lấy học viên làm trung tâm, chú trọng trao đổi hai chiều, cập nhật sát thực tiễn và đảm bảo các học viên có thể vận dụng ngay kiến thức vào công việc.

“Lớp học không nặng lý thuyết, mà tập trung trang bị những kỹ năng thiết yếu để cán bộ ngành có thể tham mưu, phối hợp hiệu quả với các lực lượng, bảo vệ lợi ích quốc gia và an ninh môi trường trong bối cảnh mới.”

Gắn lý luận với thực tiễn, phát huy tinh thần trách nhiệm

Thay mặt học viên, anh Nguyễn Hữu Bình (Cục Thủy sản và Kiểm ngư) cam kết: “Chúng tôi sẽ nghiêm túc thu xếp công việc, tham gia đầy đủ nội dung, đề cao tinh thần trách nhiệm, cập nhật tri thức mới, phát huy sáng tạo để viết thu hoạch chất lượng, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ được giao.”

Đại tá Lê Hồng Đăng cho biết, khóa học sẽ lấy học viên làm trung tâm. Ảnh: Bảo Thắng.

Đại tá Lê Hồng Đăng cho biết, khóa học sẽ lấy học viên làm trung tâm. Ảnh: Bảo Thắng.

Kết thúc buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đề nghị các học viên nêu cao tinh thần học tập, gắn lý luận với thực tiễn, đổi mới tư duy trong xử lý nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gắn với yêu cầu bảo vệ quốc phòng, an ninh. Bà cũng chỉ đạo Vụ Tổ chức cán bộ và Trường Cán bộ Quản lý NN&PTNT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trường Quân sự Thủ đô để bảo đảm điều kiện học tập tốt nhất cho học viên.

“Chúc các học viên hoàn thành xuất sắc khóa học, tiếp tục đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và môi trường gắn với bảo vệ Tổ quốc.”

Khóa học diễn ra trong 12 ngày, gồm nhiều chuyên đề quan trọng về chiến lược quốc phòng, an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” và các kỹ năng xử lý tình huống trong quản lý nhà nước về nông nghiệp, môi trường gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Bảo Thắng

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Khoa học công nghệ và chuyển đổi số là nền tảng kiến tạo đột phá cho Ngành Nông nghiệp và Môi trường trong kỷ nguyên mới

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Khoa học công nghệ và chuyển đổi số là nền tảng kiến tạo đột phá cho Ngành Nông nghiệp và Môi trường trong kỷ nguyên mới

Đó là khẳng định Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị triển khai “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường sáng 10/5 tại tỉnh Bắc Ninh.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo xây dựng Nghị định Quản lý loài quý, hiếm: Tạo đột phá trong bảo tồn và phát triển kinh tế bền vững

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo xây dựng Nghị định Quản lý loài quý, hiếm: Tạo đột phá trong bảo tồn và phát triển kinh tế bền vững

Ngày 9/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự thảo Nghị định quy định về quản lý loài nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm (CITES).
Đừng bỏ quên tầng đất mặt khi sửa luật trồng trọt

Đừng bỏ quên tầng đất mặt khi sửa luật trồng trọt

Việc sửa đổi Luật Trồng trọt cần tiếp cận một cách toàn diện, nhằm đặt nền móng cho nền nông nghiệp hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng xanh và khai thác bền vững tài nguyên đất đai – trong đó, tầng đất mặt là một trong những yếu tố then chốt nhưng dễ bị lãng quên.