Sign In

(HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM)

Tăng cường giám sát môi trường tại các khai trường ngành than

15:00 27/03/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Tỉnh Quảng Ninh yêu cầu ngành than bổ sung các bơm phun nước cao áp dập bụi tại các công trường để ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường.

Tỉnh Quảng Ninh mới có chỉ đạo gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về việc tiếp tục tăng cường kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Ông Nghiêm Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng môi trường không khí và môi trường sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Nhà máy đốt rác Khe Giang tại TP Uông Bí liên tục xả khói đen ra môi trường. Ảnh: Cường Vũ. 

Bên cạnh kết quả đạt được, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn một số tồn tại, như: Số liệu quan trắc môi trường không khí tại một số địa phương nhiều ngày ở mức vượt giới hạn cho phép mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý môi trường đối với các nguồn thải chưa đảm bảo, một số chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường không khí chưa thực hiện thường xuyên, chưa đạt kế hoạch đặt ra, việc khắc phục ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) còn chậm...

Do đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương đôn đốc, tăng cường giám sát đối với các đơn vị ngành than trên địa bàn tỉnh trong công tác trồng rừng khắc phục ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) đối với khu vực bãi thải, các tuyến đường vận tải than, các khu vực khai trường, sản xuất nhằm phục hồi vành đai cây xanh, chắn bụi trong thời gian sớm nhất.

Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, UBND các địa phương thực hiện công tác thanh, kiểm tra đột xuất trong công tác bảo vệ môi trường theo kế hoạch đã được phê duyệt; trong đó cần tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhà máy có phát thải lớn (như các nhà máy xi măng, nhiệt điện trên địa bàn và hoạt động đổ thải tại các bãi thải của ngành than); xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm theo quy định hiện hành.

Đồng thời tăng cường thông tin, khuyến cáo đến UBND các địa phương khi chất lượng môi trường không khí ở các khu vực có biểu hiện ở mức trung bình đến xấu để kịp thời có các giải pháp quản lý giảm thiểu.

Về phía UBND các địa phương của tỉnh, cần rà soát, nắm bắt đầy đủ các nguồn ô nhiễm không khí trên địa bàn, tăng cường giám sát các nguồn thải nhằm đảm bảo thực thi nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.

Tập trung phục hồi cây xanh đô thị ảnh hưởng của bão số 3, rà soát trồng bổ sung tại các khu vực khác để tăng diện tích cây xanh đô thị, tạo lá phổi xanh bảo vệ môi trường.

Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ dân ký cam kết đốt thực bì khi trồng rừng theo đúng quy định, sử dụng rơm rạ sau thu hoạch vào mục đích hiệu quả thay cho việc đốt không đúng quy định; xử lý nghiêm các trường hợp đốt chất thải vi phạm, gây ô nhiễm môi trường.

Kiểm soát chặt chẽ yêu cầu bảo vệ môi trường của các công trình xây dựng. Thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công các công trình xây dựng, giao thông thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh (che chắn công trình, phun nước, rửa đường, rửa xe ra vào công trình v.v...), xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Đối với Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc và các cơ sở khai thác khoáng sản khác; UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu rà soát các khu vực bãi thải đã được cải tạo phục hồi môi trường, các khu vực khai thác, các tuyến đường vận chuyển có diện tích cây trồng đã bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 năm 2024 khẩn trương trồng, phục hồi cây xanh đảm bảo hoàn thành trong năm 2025.

Rà soát, xây dựng kế hoạch khắc phục và bổ sung các giải pháp bảo vệ môi trường không khí thay thế trong giai đoạn hiện nay khi các vành đai cây xanh tại các khu vực bãi thải, khu vực sản xuất đã bị phá huỷ (như: bổ sung các bơm phun nước cao áp để dập bụi, tăng cường công tác vệ sinh môi trường, tần suất phun nước dập bụi, bổ sung các lưới chắn); tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động vận chuyển đổ thải, đảm bảo đổ thải theo đúng thiết kế đã được phê duyệt; đẩy nhanh công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực kết thúc khai thác; tại khu vực kết thúc đổ thải thì tiến hành trồng cây xanh phục hồi môi trường; lắp đặt các trạm rửa xe ra vào khu vực khai thác và chế biến than đảm bảo các phương tiện không cuốn theo bùn đất ra các tuyến đường giao thông công cộng.

Cường Vũ

Ý kiến

Đà Nẵng: Ủy quyền thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đà Nẵng: Ủy quyền thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo Quyết định số 981/QĐ-UBND vừa được UBND thành phố Đà Nẵng ban hành, Sở Nông nghiệp và Môi trường được ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ đối với các dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn thành phố. Trong đó có việc thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Lạng Sơn nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm từ bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Lạng Sơn nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm từ bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Tại Lạng Sơn, mỗi năm có gần 43 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng trong nông nghiệp, tạo ra lượng lớn bao bì cần xử lý.
Bình Phước triển khai quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

Bình Phước triển khai quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Công văn số 1328 nhằm thực hiện Quyết định số 1352/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu bảo vệ và phát triển các khu vực đa dạng sinh học, cảnh quan sinh thái và các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn.

Người đang online: 1

Lượt truy cập: 304,985

Chung nhan Tin Nhiem Mang
EMC Đã kết nối EMC