Sign In

(HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM)

Đội liên ngành bảo vệ rừng trên dãy Trường Sơn

16:18 24/03/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Các lực lượng và chủ rừng thường xuyên chủ động bố trí lực lượng túc trực để canh giữ, bảo vệ những cánh rừng trên dãy Trường Sơn…

Trong chuyến vượt đèo Đá Đẽo, tuần rừng dưới chân núi Giăng Màn trên dãy Trường Sơn, anh Trần Đình Cường, Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng Thượng Hóa (thuộc Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình) cho hay, từ trước Tết Nguyên đán đến nay, đơn vị đã tổ chức nhiều đợt tuần tra rừng với lực lượng liên ngành.

“Đây là khoảng thời gian khá nhạy cảm nên chúng tôi phải bố trí tăng cường lực lượng giữ các chốt trong rừng và tuần tra để nắm chắc biến động của rừng để có phương án bảo vệ rừng”, anh Cường cho hay.

Lần tuần tra này có sự tham gia của lực lượng bộ đội biên phòng đồn Cà Xèng, Trạm Kiểm lâm Thượng Hóa và tổ bảo vệ rừng cộng đồng bản Phú Minh. “Lịch tuần tra đi theo tọa độ vùng rừng nguyên sinh thuộc núi Giăng Màn, địa phận xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa. Nơi đây có nhiều cây gỗ quý như lim, táu, gõ… và có nhiều loài động vật quý hiếm. Vì vậy, các lực lượng luôn có kế hoạch tuần tra, chốt chặn để giữ được rừng”, anh Cường chia sẻ.

Vùng rừng nguyên sinh của xã Thượng Hóa rộng và kéo dài đến tận biên giới Việt - Lào nên đoàn tuần tra phải đi xuyên qua những cánh rừng già, có khi cắt ngược lên dốc nơi có những khoảnh rừng cổ thụ với cây gỗ thân to đến 2 vòng tay ôm của người lớn.

Trên lâm phận này, lâm tặc cũng thường xuyên xâm phạm để khai thác lâm sản trái phép và săn bắt chim, thú. Có những thời điểm, rừng Thượng Hóa liên tục bị xâm hại.Cơ quan chức năng đã tổ chức truy quét, phát hiện và thu giữ hàng chục khối gỗ được cưa xẻ thành phiến mà lâm tặc cất giấu trong rừng sâu chờ cơ hội vận chuyển ra.

Lực lượng liên ngành tuần tra rừng nguyên sinh ở Thượng Hóa. Ảnh: T. Phùng.

Tham gia tổ tuần tra, ông Thái Xuân Hồng, Trưởng ban quản lý rừng cộng đồng bản Phú Minh cho hay, một số lâm tặc rất manh động, lợi dụng mưa bão hay những ngày lễ, tết để phá rừng. Thậm chí, chúng còn dùng hung khí chống trả lực lượng giữ rừng.

Cách đây gần chục năm, bản Phú Minh được Nhà nước giao quản lý trên 800ha rừng cộng đồng và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên kinh phí cho nhiệm vụ bảo vệ rừng không ổn định nên bà con gặp rất nhiều khó khăn nên rừng vẫn thường bị xâm hại.

Mấy năm gần đây, nhờ có nguồn thu trong công tác bảo vệ rừng và bán tín chỉ carbon nên hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng được bà con dân bản chú trọng. Nhân lực của bản phân công luân phiên thực hiện rất trách nhiệm, nhiệt tình. Mỗi hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng cũng có thu nhập vài ba chục triệu đồng mỗi năm.

Ông Hồng hồ hởi khoe: “Từ khi lực lượng liên ngành của bộ đội, kiểm lâm, lâm trường, công ty cùng vào cuộc thì việc kẻ xấu xâm hại đến rừng gần như được đẩy lùi rồi. Hơn hai năm nay, trên địa bàn xã Thượng Hóa chưa phát hiện vụ việc phá rừng nào cả. Kể cả khi tổ tuần rừng đi tuần 2 - 3 ngày cũng không phát hiện dấu vết lâm tặc hay người lén vào đặt bẫy thú”.

Anh Trần Đình Cường, Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng Thượng Hóa cũng cho hay, hiện đơn vị được giao nhiệm vụ bảo vệ gần 3.000ha rừng tự nhiên của những vùng núi hiểm trở thuộc địa bàn huyện miền núi Minh Hóa. 

Tuy nhiên với biên chế có 6 người nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ. Để giữ được rừng, đơn vị đã chủ động lên kế hoạch phối hợp với các lực lượng chức năng, các chủ rừng liền kề trong việc thực hiện tuần tra theo định kỳ, tuần tra đột xuất và nắm bắt thông tin biến động của rừng.

Tâm Phùng

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)

Đề xuất bổ sung việc tạm sử dụng rừng để xây dựng công trình tạm phục vụ thi công các dự án đường giao thông

Dự thảo Nghị định quy định bổ sung việc tạm sử dụng rừng để xây dựng công trình tạm phục vụ thi công các dự án đường giao thông, đường sắt để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Đây là các hạng mục cần thiết, cấp thiết để thực hiện các dự án đường giao thông, đường sắt (như đường vận chuyển trang thiết bị, vật liệu xây dựng cũng như lắp đặt đường ray…). Do đó, việc được tạm sử dụng rừng để thi công các dự án đường giao thông, đường sắt có ý nghĩa to lớn và tác động tích cực đến tiến độ thực hiện và hiệu quả thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Điện Biên chủ động ứng phó sự cố cháy rừng

Điện Biên chủ động ứng phó sự cố cháy rừng

Điện Biên chủ động phòng chống cháy rừng để giữ gìn 592 nghìn hecta đất quy hoạch lâm nghiệp, trong đó hơn 70% là diện tích có rừng.
Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.

Người đang online: 1

Lượt truy cập: 370,701

Chung nhan Tin Nhiem Mang